09/11/2024
Image default
Blog

Có cần lập hóa đơn điện tử cho từng lần khi giao hàng nhiều lần?

Một trong những nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn điện tử đó là thời điểm lập hóa đơn. Để hóa đơn điện tử đã lập được coi là hợp lệ, thông tin về thời điểm lập hóa đơn yêu cầu phải chính xác theo đúng quy định. Khi chuẩn bị áp dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp không chỉ tham khảo về bảng giá dịch vụ hóa đơn điện tử mà còn nên tìm hiểu về việc lập hóa đơn trong trường hợp cần giao hàng nhiều lần. Câu hỏi “Giao hàng nhiều lần thì có phải lập hóa đơn điện tử cho từng lần không?” sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Có bắt buộc lập hóa đơn điện tử cho từng lần khi giao hàng nhiều lần?

Khác với hóa đơn giấy trước đây, hóa đơn điện tử sẽ có một số thay đổi trong cách thức sử dụng. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn điện tử là:

– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay là chưa thu được tiền.

– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay là chưa thu được tiền.

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho giá trị hàng hóa, khối lượng, dịch vụ được giao tương ứng.

Như vậy, đối với trường hợp giao hàng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng, bên giao phải lập hóa đơn điện tử đối với lô hàng đó.

2. Một số lưu ý khi lập hóa đơn điện tử nhiều lần để giao hàng

Khi phải chia nhỏ đơn hàng ra và giao hàng thành nhiều lần thì sẽ gặp phải tình trạng có các đơn hàng có giá trị khác nhau.

Đối với hóa đơn giấy trước đây, điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2014 quy định: Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Tuy nhiên bên bán sẽ phải lập “Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ”. Tức là với các đơn hàng có giá trị dưới 200.000 đồng thì không cần phải lập hóa đơn giấy.

Theo nhận định của các cơ quan quản lý thuế, trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp lợi dụng điều này để tạo ra những khoản chi phí ảo để được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là hành vi gian lận gây thất thoát cho nhà nước và thể hiện bất cập thiếu minh bạch của hóa đơn giấy.

Để khắc phục những bất cập trên của hóa đơn giấy, nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử thì tất cả các giao dịch đều phải lập hóa đơn.

Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. 

https://bonmuacuocsong.com/cong-nghe/

https://bonmuacuocsong.com

Như vậy, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp vẫn phải xuất hóa đơn điện tử. Kế toán trong doanh nghiệp cần chú ý đến điểm này để tránh các rủi ro trong quá xuất hàng, giao hàng

Related posts

Sơn Epoxy cho sàn bê tông gồm có những loại nào?

Đào Mỹ Lệ

Phong cách nội thất Bauhaus – Xu hướng nội thất nổi bật năm 2022

Đào Mỹ Lệ

Tìm hiểu có nên ngâm quần áo qua đêm hay không?

Đào Mỹ Lệ

Leave a Comment